Viêm bàng quang uống thuốc gì đề chữa bệnh hiệu quả?

September 25, 2015
Viêm Bàng Quang

Viêm bàng quang là bệnh về đường tiết niệu nguy hiểm có nguy cơ tái phát nhiều lần, nếu không được phát hiện sớm và điều trị can thiệp kịp thời, đúng cách thì người bệnh có nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Để điều trị viêm bàng quang, các bác sỹ chủ yếu chỉ định sử dụng thuốc. Vậy viêm bàng quang uống thuốc gì để có thể chữa bệnh hiệu quả?

VIÊM BÀNG QUANG UỐNG THUỐC GÌ?

Để lựa chọn loại thuốc trị viêm bàng quang phù hợp, bác sỹ cần dựa vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, triệu chứng của người bệnh và đặc biệt là nguyên nhân gây bệnh.

✔ Chữa viêm bàng quang bằng thuốc Tây Y

Trường hợp viêm bàng quang do vi khuẩn cần được  điều trị bằng một số loại kháng sinh chuyên trị nhiễm khuẩn như Amoxicillin, Ciprofloxacin, Nitrofurantoin, Sulfamethoxazole, Trimethoprim,…

Phác đồ điều trị viêm bàng quang bằng kháng sinh thường kéo dài trên 7 ngày để bảo đảm vi khuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn. Khi cơ thể người bệnh bắt đầu đáp ứng, các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm dần và biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không được  chủ quan mà tuỳ tiện dừng thuốc. Triệu chứng biến mất không có nghĩa là cơ thể không còn vi khuẩn, tự ý dừng thuốc sai so với phác đồ điều trị có thể khiến bệnh tái phát và có nguy cơ kháng thuốc khiến việc điều trị sẽ càng thêm khó khăn.

Với trường hợp viêm bàng quang kẽ, bác sỹ sẽ chỉ định một số loại thuốc giúp chống viêm, giảm đau, giảm tiết niệu như thuốc Ibuprofen, Amitripxylin, Diphenhydramine,… Ngoài ra, Pentosan là một loại thuốc đặc biệt sử dụng cho viêm bàng quang kẽ giúp khôi phục bề mặt bên trong của bàng quang.

Triệu chứng tiểu rắt ở người bị viêm bàng quang có thể được cải thiện bằng thuốc Ditropan hoặc Detrol, Vesicare,…

Lưu ý rằng, các loại thuốc kháng sinh có thể đi kèm những phản ứng phụ, đồng thời hiệu quả của thuốc cũng phát huy tuỳ vào cơ địa mỗi người. Quan trọng là người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ. Trường hợp có phản ứng phụ, cần báo cho bác sỹ để bác sỹ xem xét và thay đổi phác đồ nếu cần thiết. Điều trị viêm bàng quang cần được  thực hiện trong một quá trình lâu dài, khi uống thuốc mà không thấy bệnh thuyên giảm thì tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hay đổi thuốc mà cần uống hết liều rồi tái khám để bác sỹ kiểm tra và có thể đưa ra phương án điều trị khác.

✔ Chữa viêm bàng quang bằng thuốc Đông Y

Ngoài sử dụng các loại thuốc tân dược, người bệnh viêm bàng quang cũng có thể tham khảo một số bài thuốc được lưu truyền từ lâu trong dân gian:

Bài thuốc 1:

Nguyên liệu gồm diếp cá tươi, kim tiền thảo, hạt mã để đem sắc cùng nước và uống hàng ngày.

Bài thuốc 2:

Râu ngô, rau má, mã đề, ý dĩ đem sắc thành thuốc uống mỗi ngày.

Bài thuốc 3:

Rễ đậu biếc, rễ cỏ tranh, rau diếp cá, rau má cũng sắc uống trong ngày.

Bài thuốc 4:

Rễ ngọc lan hoa trắng, râu ngô, rau diếp cá sắc cùng nước làm thuốc uống hàng ngày.

Bài thuốc 5:

Ngải cứu, cỏ seo gà, rễ cỏ tranh trộn đều đun cùng nước, nước này hoà thêm mật ong và uống nóng.

Bài thuốc 6:

Rau má, bồ công anh, mã đề, thài lài tía, chi tử, râu ngô, cam thảo sắc thành thuốc uống.

Bài thuốc 7:

Râu ngô, rễ cỏ tranh, rau má, hoa súng, rau diếp cá đun cùng nước uống mỗi ngày.

Còn nhiều bài thuốc chữa viêm bàng quang khác nữa, tuy nhiên người bệnh lưu ý rằng các bài thuốc Nam được chia sẻ ở trên đều chỉ mang tính chất tham khảo. Liều lượng cụ thể, thời gian sử dụng ra sao thì cần hỏi ý kiến bác sỹ có trình độ chứ tuyệt đối không tuỳ tiện mua thuốc về sắc uống. Tuy các vị thảo dược thường khá lành tính nhưng dùng sai cách vẫn có thể mang đến những ảnh hưởng xấu cho quá trình điều trị cũng như sức khoẻ người bệnh.

Ngoài việc uống thuốc, bệnh viêm bàng quang cũng có thể được điều trị bằng những cách sau:

✔ Thủ tục soi bàng quang, chướng bàng quang (bàng quang căng chướng bằng nước hoặc khí) cũng giúp cải thiện triệu chứng.

✔ Kích thích thần kinh trong đó sử dụng các xung điện nhẹ để giảm đau vùng chậu, và trong một số trường hợp giảm tần số tiết niệu.

✔ Bơm rửa và đặt vào bàng quang bằng các loại thuốc chữa viêm bàng quang như Dimethyl Sulfoxide hoặc DMSO thông qua đường niệu đạo. Phương pháp này có thể làm giảm viêm và ngăn ngừa những cơn co thắt cơ, nhờ đó giúp làm giảm tần suất tiểu tiện khẩn cấp, giảm đau.

✔ Điều trị viêm bàng quang bằng cách phẫu thuật có thể coi là một trong những lựa chọn cuối cùng. Bởi phương pháp này không giúp giảm đau và lại có thể dẫn đến các biến chứng khác.

>>> Điều trị viêm bàng quang đúng cách

LÀM GÌ ĐỂ NGĂN VIÊM BÀNG QUANG TÁI PHÁT?

Dù đã điều trị khỏi bệnh viêm bàng quang thì người bệnh vẫn không nên chủ quan bởi căn bệnh này có tỷ lệ tái phát rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng loại kháng sinh không phù hợp hoặc không tuân thủ theo phác đồ do bác sỹ đưa ra khiến vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc gây tái phát. Vài trường hợp bệnh tái phát do uống quá ít nước, thường xuyên nhịn tiểu hoặc vệ sinh vùng kín không đúng cách.

Viêm bàng quang tái phát nhiều lần thì việc điều trị sẽ ngày càng khó khăn hơn, tốn thời gian và tiền bạc, chưa kể những ảnh hưởng mà bệnh gây ra cho sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Sau đây là một số lời khuyên mà bệnh nhân viêm bàng quang nên tham khảo để phòng tránh bệnh tái phát:

✔ Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ và đúng cách. Sau khi đi vệ sinh, nhiều người có thói quen lau hậu môn từ sau ra trước khiến cho vi khuẩn ở hậu môn có cơ hội di chuyển sang đường niệu đạo. Để ngăn chặn điều này, hãy lau rửa vùng kín đúng cách, từ phía trước ra sau. Sau khi rửa cần lau khô chứ tuyệt đối không để khu vực này ẩm ướt, vô tình tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.

✔ Hàng ngày uống nhiều nước lọc giúp đào thải nhiều nước tiểu cùng vi khuẩn và xác vi khuẩn ra ngoài.

✔ Tránh sử dụng cà phê, rượu, nước chè,… và hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như hạt tiêu, ớt,…

✔ Bổ sung rau xanh trong thực đơn hàng ngày, đặc biệt là đậu xanh, hành củ, dưa lê, dưa hấu, nho,… bởi đây là những loại thực phẩm giúp làm giảm triệu chứng tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu buốt ở người bị viêm bàng quang.

✔ Mặc quần lót, quần ngoài rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc những chiếc quần bó sát.

✔ Tuyệt đối không nên nhịn tiểu vì thói quen xấu này gây tích tụ lượng nước tiểu trong bàng quang, là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển gây viêm bàng quang.

Mong rằng, với tất cả những thông tin trên đây, độc giả đã có được lời giải đáp cụ thể cho câu hỏi viêm bàng quang uống thuốc gì và những cách ngăn bệnh tái phát. Trong trường hợp đang tìm kiếm một địa chỉ tin cậy để điều trị viêm bàng quang, độc giả có thể tham khảo Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế tại địa chỉ số 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Thắc mắc cần được giải đáp hoặc có nhu cầu hẹn lịch thăm khám, chỉ cần liên hệ đường dây nóng 0977 475 996 - 0836 633 399 sẽ được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Tin mới cập nhật: chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng 10, dành cho 50 bệnh nhân đăng ký đầu tiên:

  • MIỄN PHÍ HOÀN TOÀN phí khám lâm sàng với bác sĩ hơn 30 năm kinh nghiệm
  • GIẢM 50% chi phí thủ thuật thẩm mỹ vùng kín (bằng máy)
  • GIẢM 50% chi phí thủ thuật cấy chỉ trị xuất tinh sớm
  • GIẢM 30% chi phí thủ thuật khác
  • Gói khám phụ khoa: 298.000đ( giá gốc : 700.000đ )
  • Gói khám nam khoa: 289.000đ( giá gốc : 700.000đ )

👉👉 Liên hệ trực tiếp 0977 475 996 - 0836 633 399 để được tư vấn 👈👈

ĐẶT LỊCH KHÁM TRỰC TUYẾN TẠI ĐÂY

Bác sĩ Đào Thế Tân

Chức Vụ Bằng Cấp

  • Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, trở thành bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành Nam học – Ngoại tiết niệu.
  • Giảng viên của trường Đại học Y Hà Nội
  • Làm việc tại bệnh viện Việt Đức
  • Hơn 40 năm kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh Nam khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục…

Sở Trường Chuyên Môn

  • Thực hiện thủ thuật nam khoa – ngoại khoa, cấp cứu ngoại khoa thông thường
  • Điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Điều trị viêm nhiễm vùng sinh dục
  • Điều trị các bệnh về chức năng sinh dục như (suy giảm chức năng sinh dục, sức khỏe sinh sản, hiếm muộn).
  • Tư vấn về đời sống tình dục, vệ sinh phòng bệnh trong quan hệ tình dục.

Bài viết liên quan